0979093999
B06, Đường N4, Bửu Long, TP. Biên Hòa, Đồng Nai

Tiểu rắt là bệnh gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Tiểu rắt không chỉ là một triệu chứng gây khó chịu và bất tiện cho cuộc sống mà còn có thể là là dấu hiệu của các bệnh lý đường tiết niệu - sinh dục nguy hiểm. Cùng tìm hiểu về tiểu rắt qua bài viết dưới đây nhé!
Xem nhanh

1. Tiểu rắt là gì?
2. Nguyên nhân tiểu rắt
Bệnh lý về thận và hệ tiết niệu
Các nguyên nhân khác
3. Cách chẩn đoán tiểu rắt
Thăm hỏi các dấu hiệu lâm sàng
Thăm hỏi tiền sử bệnh
Khám thực thể (chủ yếu khám hệ sinh dục - tiết niệu)
Các xét nghiệm
4. Khi nào cần gặp bác sĩ?
Dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Nơi khám chữa tiểu rắt hiệu quả
5. Cách điều trị chứng tiểu rắt
6. Biện pháp phòng ngừa
Promote tặng coupon cho khách lần đầu
1Tiểu rắt là gì?
Lượng nước tiểu hàng ngày phụ thuộc lớn vào thể tích nước uống và đồ ăn được nạp vào cơ thể. Thông thường, một người khỏe mạnh bình thường có thể đi tiểu từ 6 - 7 lần/ngày với khoảng 1.5 - 2 lít nước tiểu (khoảng 250 ml/lần).[1]

Tiểu rắt là tình trạng đi tiểu bất thường như tăng số lần tiểu tiện trong ngày (thường vào ban đêm), lượng nước tiểu ít, tiểu gấp. Ngoài ra, sau khi đi tiểu, người bệnh vẫn cảm thấy buồn tiểu, tiểu không hết, còn nước tiểu trong bàng quang..[2],[3]

Tiểu rắt là tình trạng người bệnh đi tiểu nhiều lần và chưa hết bãi

Tiểu rắt là tình trạng người bệnh đi tiểu nhiều lần và chưa hết bãi

1Nguyên nhân tiểu rắt
Tiểu rắt có thể xuất phát từ những biến đổi sinh lý trong cơ thể hoặc là triệu chứng ban đầu của một số bệnh tiết niệu - sinh dục như:[2],[3]

Bệnh lý về thận và hệ tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu: thường gặp ở người bệnh viêm niệu đạo do vi khuẩn với triệu chứng đặc trưng như tiểu buốt, tiểu rắt kèm theo đau tức vùng bụng dưới khi đi tiểu, có thể thấy nước tiểu vẩn đục.
Bệnh bàng quang: bao gồm viêm bàng quang, bàng quang tăng hoạt (cơ trơn bàng quang tăng co bóp), sỏi bàng quang. Người bệnh có thể xuất hiện các dấu hiệu như tiểu rắt, tiểu lẫn máu và đau bụng dưới.
Bệnh tuyến tiền liệt: hay gặp ở nam giới tuổi trung niên, gồm phì đại tuyến tiền liệt, viêm tuyến tiền liệt, ung thư. Người bệnh thường có biểu hiện tiểu khó, tiểu rắt tăng dần theo thời gian, thậm chí là không thể đi tiểu được.
Đái tháo đường là yếu tố nguy cơ dẫn đến tiểu rắt. Nguyên nhân là do nồng độ glucose trong máu tăng cao làm gia tăng khả năng mắc các bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng đường tiết niệu dưới gây triệu chứng tiểu rắt, tiểu buốt kéo dài.
Sẹo xơ vùng tiết niệu: bệnh nhân có tiền sử chấn thương niệu đạo hoặc sử dụng tia xạ để điều trị các bệnh ung thư có thể xuất hiện sẹo gây co kéo vào bít tắc niệu đạo gây tiểu rắt.
Phì đại tuyến tiền liệt là nguyên nhân gây ra tiếu rắt

Phì đại tuyến tiền liệt là nguyên nhân gây ra tiểu rắt

Các nguyên nhân khác
Mang thai: triệu chứng tiểu rắt thường xuất hiện trong 3 tháng cuối của thai kỳ do sự tăng trưởng nhanh chóng về cân nặng và kích thước của thai nhi và đè ép vào bàng quang.
Bệnh thần kinh: các bệnh lý như đau dây thần kinh tọa, tai biến mạch máu não làm rối loạn hoạt động của cơ trơn, gây co thắt bàng quang khiến nước tiểu không thể thoát ra ngoài và dẫn đến tiểu rắt.
Tăng canxi máu: thường gặp ở bệnh nhân cường giáp hoặc cường tuyến cận giáp do rối loạn chuyển hóa canxi trong cơ thể. Người bệnh có thể gặp các triệu chứng như tiểu rắt, tê bì tay chân, táo bón hoặc rối loạn nhịp tim.
Dùng thuốc lợi tiểu: việc sử dụng nhiều và thường xuyên ở người bệnh có bít tắc đường tiết niệu có thể gia tăng triệu chứng tiểu rắt, tiểu nhiều, gây khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt.
Uống quá nhiều nước, rượu hoặc cafein.
3Cách chẩn đoán tiểu rắt
Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng tiểu rắt thông qua thăm khám lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng. Từ đó chẩn đoán được căn nguyên gây ra tiểu rắt và có phác đồ điều trị phù hợp.

Thăm hỏi các dấu hiệu lâm sàng
Bác sĩ sẽ xác định mức độ tiểu rắt và định hướng nguyên nhân gây bệnh thông qua việc khai thác:[4],[2]

Số lần đi tiểu trong ngày và trong đêm.
Lượng nước tiểu mỗi lần và sự thay đổi liên quan đến chế độ ăn uống so với trước đó.
Dòng nước tiểu yếu hay mạnh hơn bình thường.
Màu sắc nước tiểu như tiểu mủ đục, tiểu trắng hoặc tiểu ra máu
Các triệu chứng kèm theo như tiểu gấp, đau buốt, khó tiểu, sốt hoặc đau khớp…
Bác sĩ có thể chẩn đoán ban đầu về nguyên nhân gây bệnh qua việc hỏi về triệu chứng

Bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán ban đầu về nguyên nhân gây bệnh qua việc thăm hỏi các triệu chứng

Thăm hỏi tiền sử bệnh
Để xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ cần biết về tiền sử mắc và điều trị bệnh trước đó hoặc những thay đổi sinh lý của cơ thể như:[4],[2]

Viêm đường tiết niệu - sinh dục từng mắc phải do vi khuẩn, nấm hoặc đái tháo đường.
Mang thai hoặc nghi ngờ mang thai.
Lượng nước uống và thực phẩm tiêu thụ mỗi ngày.
Sử dụng thường xuyên như thuốc lợi tiểu, các chất kích thích như rượu, bia, cafein…
Lượng nước uống mỗi ngày giúp bác sĩ xác định tình trạng tiểu rắt

Lượng nước uống mỗi ngày giúp bác sĩ xác định tình trạng tiểu rắt

Khám thực thể (chủ yếu khám hệ sinh dục - tiết niệu)
Việc quan sát bên ngoài vùng sinh dục - tiết niệu có thể giúp bác sĩ chẩn đoán được nguyên nhân viêm nhiễm qua các dấu hiệu như sưng đỏ, phù nề và chảy dịch mủ từ niệu đạo.

Ngoài ra, bác sẽ sẽ tiến hành thăm khám trực tràng bằng tay để phát hiện nguyên nhân chèn ép đường tiết niệu như ung thư trực tràng, u xơ tử cung, ung thư buồng trứng hoặc phì đại tiền liệt tuyến.[4],[2]

Thăm trực tràng giúp bác sĩ phát hiện nguyên nhân gây tiểu rắt

Thăm trực tràng giúp bác sĩ phát hiện nguyên nhân gây tiểu rắt

Các xét nghiệm
Tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm phù hợp như:[4],[2]

Xét nghiệm máu: giúp đánh giá lượng đường trong máu với bệnh nhân đái tháo đường và tình trạng nhiễm trùng nếu có chỉ số bạch cầu tăng.
Xét nghiệm nước tiểu: có thể đánh giá được nồng độ protein, hồng cầu trong nước tiểu nếu có tổn thương thận hoặc bàng quang cũng như mức độ viêm nhiễm đường niệu qua chỉ số bạch cầu và nitrit.
Nuôi cấy vi khuẩn: nhằm xác định được chính xác loại vi khuẩn gây viêm đường tiết niệu sinh dục và giúp lựa chọn kháng sinh phù hợp hơn.
Soi bàng quang: thường chỉ định đối với những trường hợp viêm bàng quang, sỏi tại bàng quang hoặc túi thừa bàng quang.
Siêu âm hoặc chụp X-quang vùng chậu: giúp bác sĩ chẩn đoán các ung thư hoặc phì đại tuyến tiền liệt cũng như các khối u từ cơ quan khác chèn ép vào bàng quang, niệu đạo gây tiểu rắt, đo lượng nước tiểu tồn dư sau khi đi tiểu.
Xét nghiệm nước tiểu có giá trị trong chẩn đoán bệnh

Xét nghiệm nước tiểu có giá trị trong chẩn đoán tình trạng tiểu rắt

4Khi nào cần gặp bác sĩ?
Dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Trong một số trường hợp, tiểu rắt kéo dài có thể dẫn đến nhiều biến chứng như bí tiểu hoàn toàn, suy thận nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, bạn nên đến khám bác sĩ nếu có dấu hiệu sau:[5]

Tiểu buốt, tiểu rắt và đau vùng bụng dưới.
Nước tiểu màu đỏ hoặc nhiều vẩn đục.
Tiểu đêm nhiều lần.
Sờ thấy khối tròn, căng tức ở vùng bụng dưới.
Nước tiểu đục màu, tiểu rắt là dấu hiệu cần đến khám bác sĩ

Nên đến gặp bác sĩ khi gặp tình trạng tiểu rắt hoặc nước tiểu đục màu

Nơi khám chữa tiểu rắt hiệu quả
Nếu có những biểu hiện tiểu rắt kéo dài, người bệnh có thể đến khám ở các bệnh viện, phòng khám uy tín tại địa phương hoặc tham khảo các địa chỉ sau:

TP. Hồ Chí Minh: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh viện Nhân dân 115…
Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện Quân đội Trung ương 108…
5Cách điều trị chứng tiểu rắt
Phương pháp điều trị triệu chứng tiểu rắt phụ thuộc vào từng nguyên nhân bệnh lý. Bạn sẽ được bác sĩ hướng dẫn thực hiện một số biện pháp để cải thiện tình trạng tiểu rắt như:[6]

Dùng thuốc kháng sinh: trong các trường hợp tiểu rắt do viêm nhiễm đường tiết niệu. Tuy nhiên liều dùng và loại kháng sinh được chỉ định sẽ tuỳ thuộc vào từng bệnh lý cụ thể.
Phẫu thuật: nhằm loại bỏ nguyên nhân gây chèn ép niệu đạo, bàng quang như khối phì đại tuyến tiền liệt hoặc các khối u lân cận.
Tập vận động cơ sàn chậu và bàng quang: bài tập Kegel (khép mở vùng sàn chậu) từ 10 - 15 cái/lần và mỗi 3 lần/ngày, thường dùng cho phụ nữ mang thai.[6]
6Biện pháp phòng ngừa
Bạn có thể phòng ngừa các triệu chứng tiểu rắt, tiểu nhiều lần trong ngày bằng một số biện pháp sau:[4]

Kiểm soát lượng nước uống vào cơ thể từ 1.5 - 2 lít/ngày.
Giảm lượng nước uống trước khi đi ngủ.
Không uống quá nhiều bia rượu và cafein.
Điều chỉnh chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ dinh dưỡng và chất xơ để kích thích tiêu hóa.
Thực hiện chế độ luyện tập thích hợp, không nên tập luyện gắng sức.
Bạn nên hạn chế sử dụng cafein, nhất là trước khi đi ngủ để ngăn ngừa tiểu rắt

Bạn nên hạn chế sử dụng cafein, nhất là trước khi đi ngủ để ngăn ngừa tiểu rắt

Bình luận

Khách hàng đã tạo website

Tin tức nổi bật

G