Viêm đường tiết niệu gây các triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt hàng ngày. Nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời, có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong. Nhận diện các dấu hiệu của bệnh lý và đến thăm khám tại khoa Ngoại tiết niệu của Bệnh viện Đồng Nai -2 để sớm được các bác sĩ chuyên môn đưa ra các biện pháp điều trị kịp thời.
Viêm đường tiết niệu (urinary tract infection) là tình trạng nhiễm trùng có thể xảy ra ở bất kỳ phần nào của hệ tiết niệu, bao gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Đa số các trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu thường xuất phát từ cơ quan tiết niệu dưới, bao gồm bàng quang và niệu đạo.
Viêm đường tiết niệu có thể được phân loại theo một số tiêu chí khác nhau:
Viêm tiết niệu là vấn đề y tế phổ biến mà nhiều phụ nữ và đàn ông gặp phải
Khoảng 95% trường hợp viêm đường tiểu do vi khuẩn bướu nhiễm từ niệu đạo vào bàng quang (trong đó có 80% do Escherichia coli – E.coli). Một phần nhỏ (5%) có thể do vi khuẩn xâm nhập qua máu. Vi khuẩn E.coli thường sinh sống trong đường ruột, cũng có thể tìm thấy ở da gần hậu môn và có khả năng xâm nhập vào đường tiết niệu nếu vệ sinh không đúng cách.
Nguyên nhân gây bệnh viêm đường tiết niệu ở nam giới tiêu biểu như:
Nguyên nhân gây bệnh viêm tiết niệu ở nữ giới:
Viêm đường tiết niệu có thể dễ dàng nhận biết thông qua một số dấu hiệu trên cơ thể mà ta đôi khi không chú ý đến. Các dấu hiệu ấy bao gồm:
Nhận biết viêm tiết niệu sớm để can thiệp y tế kịp thời
Trong giai đoạn mãn tính của viêm đường tiết niệu thường không có các triệu chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu không điều trị đúng cách, bệnh có thể trở nên khó chữa. Khi bệnh chuyển sang giai đoạn cấp, người bệnh có thể gặp phải sốt cao, cảm thấy mệt mỏi, tiểu buốt, và nước tiểu kèm theo máu và mủ.
Người bệnh phải sớm được chẩn đoán và có các biện pháp can thiệp y tế kịp thời vì bệnh này không thể tự khỏi. Trong quá trình điều trị, bác sĩ và thân nhân cần phải chăm sóc tâm lý cho bệnh nhân, vì nếu tâm lý người bệnh không ổn định có thể làm tăng nguy cơ biến chứng nghiêm trọng, thậm chí gây ra nhiễm trùng máu và tử vong.
Trong trường hợp thai phụ mắc viêm đường tiết niệu, thai nhi cần được chăm sóc đặc biệt vì nguy cơ sơ sinh thấp cân, yếu đuối hoặc các vấn đề bẩm sinh là rất cao. Đồng thời ở người lớn, bệnh này có thể gây vô sinh, sinh non hoặc sẩy thai.
Biến chứng của viêm đường tiết niệu có thể đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được can thiệp kịp thời. Trong những trường hợp phức tạp có thể gây ra các vấn đề lớn như viêm nhiễm chủ mô thận, tổn thương niệu quản, hoặc thậm chí suy thận và cần phải thực hiện cắt bỏ thận trong một số tình huống.
Nếu không điều trị hiệu quả, vi khuẩn từ đường tiết niệu có thể lan sang huyết trùng, gây sốc nhiễm trùng và đe dọa tính mạng. Viêm đường tiết niệu ở nam giới có thể phức tạp hơn, dẫn đến các biến chứng như áp-xe tiền liệt tuyến, viêm tinh hoàn, và tăng nguy cơ vô sinh.
Ở phụ nữ mang thai, viêm đường tiết niệu có thể gây ra các vấn đề nguy hiểm như nhiễm trùng ối, nhiễm trùng bào thai, và đe dọa đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi, có thể dẫn đến vỡ ối sớm hoặc sinh non.
Can thiệp y tế kịp thời sẽ tránh các biến chứng nghiêm trọng
Muốn điều trị bệnh viêm đường tiết niệu hiệu quả thì cần phải tuân thủ đúng lộ trình của các bác sĩ chuyên môn. Các liệu pháp hiện đại được nhiều bác sĩ, chuyên gia áp dụng bao gồm:
Thuốc kháng sinh là phương pháp được nhiều bác sĩ sử dụng để điều trị viêm đường tiết niệu. Đối với các triệu chứng nhẹ do viêm niệu đạo, bác sĩ thường kê đơn kháng sinh uống trong khoảng 5 đến 7 ngày. Trong trường hợp người bệnh phát sốt, cảm thấy rét run hoặc có dấu hiệu của viêm huyết, cần nhập viện để tiêm kháng sinh trực tiếp vào tĩnh mạch.
Nuôi cấy vi khuẩn là cách bác sĩ tìm được đúng sinh phù hợp với vi khuẩn gây bệnh. Phương án này chỉ được chỉ định khi bệnh tái phát nhiều lần, hoặc người bệnh gặp vấn đề dị dạng niệu đạo hoặc đang sử dụng ống tiểu.
Ngoài việc sử dụng kháng sinh, bác sĩ có thể kê thêm các loại thuốc uống có tính sát trùng trên đường tiểu để hỗ trợ quá trình diệt khuẩn. Tuy nhiên, hiệu quả của những loại thuốc này vẫn còn đang được nghiên cứu rõ hơn.
Khi không thể kiểm soát được tình trạng viêm nhiễm hoặc có biến chứng tại thận như nang thận, viêm thận, hoặc áp xe thận, các vấn đề dị tật về hệ niệu, bác sĩ sẽ tiến hành can thiệp phẫu thuật để tránh viêm tái phát và nguy cơ biến chứng nghiêm trọng hơn.
Người bệnh cần kết hợp một số phương pháp hỗ trợ để giảm triệu chứng và tăng cường quá trình điều trị viêm đường tiết niệu. Các liệu pháp ấy bao gồm:
Uống nhiều nước giúp kích thích quá trình tạo nước tiểu, từ đó loại bỏ vi khuẩn qua đường tiểu. Nước râu ngô, với khả năng lợi tiểu, là phương pháp dân gian truyền thống phổ biến trong điều trị viêm tiết niệu.
Vitamin C là chất có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu. Người bệnh khi dùng sản phẩm chứa vitamin C sẽ tăng cường độ axit, tạo môi trường kháng vi khuẩn, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại và ngăn chặn sự lan truyền của nhiễm trùng.
Một trong những nguyên nhân viêm đường tiết niệu là thói quen sinh hoạt vệ sinh không đúng cách. Vì vậy, người bệnh cần phải sửa thói quen xấu này qua việc không nhịn tiểu quá lâu. Khi đi vệ sinh, đặc biệt là phụ nữ, nên lau từ phía trước ra phía sau thay vì ngược lại, giúp giảm nguy cơ vi khuẩn từ hậu môn lây lan lên niệu đạo.
Tránh quan hệ tình dục khi đã mắc bệnh. Đi tiểu trước và sau quan hệ tình dục để loại bỏ vi khuẩn. Dành thời gian vệ sinh kỹ bộ phận sinh dục, đặc biệt là bao quy đầu ở nam giới và vùng kín ở nữ giới trước và sau khi quan hệ.
Một số loại trái cây thực phẩm tự nhiên chứa các chất dinh dưỡng hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu và tăng cường sức khỏe mà người bệnh nên ăn.
Bằng cách thực hiện các biện pháp phòng ngừa viêm tiết niệu, bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh và cải thiện sức khỏe của mình. Một số chiến lược phòng ngừa hữu ích mà nhiều người có thể tuân theo:
Điều trị và phòng ngừa đúng cách giảm nguy cơ mắc bệnh viêm tiết niệu
Bình luận